Blockchain là gì? Công nghệ blockchain hoạt động và ứng dụng như thế nào?

iStock-1131340856-scaled-e1631638302998

Blockchain là thuật ngữ ngày càng phổ biến, nhất là trong giới công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ blockchain nghĩa là gì? Công nghệ blockchain hoạt động như thế nào hay Công nghệ blockchain được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Do vậy, bài viết sau đây sẽ giúp mọi người giải đáp những thắc mắc này. 

Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa. Dữ liệu có sự nhất quán theo trình tự thời gian. Công nghệ blockchain cho phép chia sẻ thông tin trong một mạng lưới kinh doanh. Tuy nhiên, bạn không thể sửa đổi hay xóa dữ liệu nếu không được mạng lưới chấp thuận. 

Công nghệ blockchain hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của công nghệ blockchain về cơ bản rất phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu quá trình hoạt động của công nghệ blockchain sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Trước tiên đó là giai đoạn ghi lại giao dịch. Trong mạng lưới chuỗi khối, một giao dịch chuỗi khối được hiểu đó là sự lưu động của tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác. Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu, thông thường gồm những thông tin như giao dịch gồm có những ai, diễn ra ở đâu, phần tài sản được trao đổi là gì, lý do vì sao có giao dịch này,… 

Tiếp đó, giao dịch được ghi lại là hợp lệ khi hầu hết những người tham gia trên mạng lưới chuỗi khối phải đồng ý, đạt được sự đồng thuận. 

Sau khi đạt được sự thỏa thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối. Song song với việc này đó là các hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới. Hàm băm có vai trò liên kết các khối lại với nhau. Nếu có sự đổi sửa hay xóa dữ liệu trong một khối bất kỳ dù vô tình hay cố ý thì giá trị băm sẽ thay đổi. Và bằng một cách thức nào đó việc này sẽ bị phát hiện ngay. 

Sau cùng đó là chia sẻ sổ cái cho toàn bộ người tham gia. 

Công nghệ blockchain được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? 

Công nghệ blockchain được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như tài chính, năng lượng, bán lẻ,… Có thể điểm qua một số ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ blockchain trong đời sống như: 

Tài chính – Ngân hàng: Giúp chuyển giao tài sản, ghi lại và chuyển giao quyền sở hữu các tài sản khác nhau; giúp việc gửi tiền vào ngân hàng diễn ra nhanh hơn và các giao dịch được xác minh nhanh hơn,… 

Tiền điện tử: Đó là việc mọi người chi tiêu, giao dịch bằng tiền điện tử. Các giao dịch này sẽ đều được ghi lại trong một blockchain. 

Bỏ phiếu: Áp dụng blockchain thành công trong việc bỏ phiếu sẽ giúp tránh việc các phiếu bầu bị giả mạo. 

Hợp đồng thông minh: Đó là các hợp đồng kỹ thuật số được thực hiện sau khi các điều kiện được đáp ứng và đạt được thỏa thuận. 

Công nghệ blockchain có những ưu và nhược điểm nào? 

Công nghệ blockchain ngày càng được quan tâm và được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng tồn tại song song những ưu điểm và cả nhược điểm. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ blockchain nhé. 

Ưu điểm

– Tăng độ chính xác: Mỗi một giao dịch blockchain nào cũng phải được xác minh qua nhiều nút và hầu như loại bỏ mọi sự tham gia của con người vào quá trình xác minh. Do vậy, công nghệ blockchain giúp tăng độ chính xác của các giao dịch. 

– Đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu: Đây được xem là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ blockchain. Khi có khối dữ liệu mới được thêm vào thì khối dữ liệu đó tự động sẽ nằm cạnh khối cùng chuỗi khối hiện tại. Nếu bạn muốn sửa dữ liệu của khối dữ liệu nào thì bắt buộc phải sửa các khối liền trước đó nữa. 

– Giảm chi phí và tiết kiệm thời gian: Sử dụng công nghệ blockchain giúp hai bên thực hiện giao dịch mà không cần có bên trung gian (hay bên thứ ba) tham gia vào quá trình xác minh. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đáng kể. 

– Tính phi tập trung, minh bạch giúp tránh gian lận và giả mạo: Theo đó, công nghệ blockchain cần một tập hợp máy tính, mà các máy tính này có thể ở bất kỳ đâu trên Trái đất nên nếu ai muốn thực hiện các giao dịch giả mạo thì sẽ phải hack mọi máy tính và thay đổi tất cả dữ liệu của sổ cái. 

– Giao dịch hiệu quả, an toàn và bảo mật thông tin: Với công nghệ blockchain, bạn có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính riêng tư trên phạm vi quốc tế. 

Nhược điểm 

Sửa đổi dữ liệu rất khó khăn: Khi dữ liệu được đưa vào blockchain thì việc sửa đổi sẽ diễn ra rất khó khăn. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm lớn của công nghệ blockchain. 

Tốc độ giao dịch thấp: Với mạng lưới lớn nên tốc độ giao dịch trong hệ thống blockchain thấp. 

Chi phí cao: Dễ thấy nhất ở đây đó là chi phí về năng lượng điện khi công nghệ blockchain là tập hợp của rất nhiều máy tính. 

Rủi ro mất tài sản: Trường hợp này xảy ra khi chủ sở hữu tài sản làm mất mật mã riêng tư để truy cập vào tài sản của mình mà không có cách nào khôi phục lại. Qua đó họ sẽ mất trắng tài sản của mình. 

Hoạt động bất hợp pháp: Trong công nghệ blockchain có sự phân quyền riêng tư và bảo mật và đây là cơ hội để tội phạm thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về công nghệ blockchain. Hy vọng bài viết từ DTD Group mang tới nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người. 

Leave a comment

Translate »