IoT là gì? IoT được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống

internet-of-things-iot2

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, IoT ngày càng được ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên IoT là gì? Cấu trúc của hệ thống IoT như thế nào? hay hệ thống IoT có ưu và nhược điểm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu qua những thông tin có trong bài viết này. 

IoT là gì? 

IoT (viết tắt của từ Internet of Things) được hiểu là Internet vạn vật. Khái niệm này dùng để chỉ một hệ thống đến hàng tỷ các thiết bị vật lý, thiết bị tính toán, máy móc và kỹ thuật số được kết nối với mạng internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Yếu tố “thông minh kỹ thuật số” tồn tại trong hệ thống này cho phép vạn vật giao tiếp với nhau mà không có con người tham gia vào. 

Cấu trúc của hệ thống IoT 

Một hệ thống IoT gồm có 4 thành phần chính dưới đây:

– Thiết bị (things)

– Trạm kết nối (Gateways)

– Hạ tầng mạng (Network and Cloud)

– Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers)

Hiện nay, hệ thống IoT thường được ứng dụng thông qua ứng dụng trên điện thoại hay máy tính. Cách thức hoạt động của một hệ thống IoT thường sẽ là các cảm biến có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng,…) rồi xử lý thành dữ liệu trong môi trường mạng internet. Sau đó, các tín hiệu sẽ được xử lý theo yêu cầu của người dùng. 

Ưu và nhược điểm của IoT 

Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống IoT ngày càng được nhắc đến và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề trên khắp thế giới. Thay vào đó là bởi vì nó mang đến nhiều lợi ích cho con người với những ưu điểm sau:

– Có thể dễ dàng truy cập thông tin mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị.

– Các thiết bị điện tử có thể chia sẻ thông tin và kết nối dễ dàng.

– Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi chuyển dữ liệu qua mạng internet. 

– Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp được cải thiện nhờ quá trình tự động hóa. 

Tuy nhiên, hệ thống IoT cũng tồn tại một số nhược điểm sau khiến doanh nghiệp và người dùng không khỏi lo ngại khi sử dụng chúng, có thể kể qua như: 

– Tính bảo mật thông tin cá nhân và doanh nghiệp. 

– Mất thời gian cho việc thu thập và quản lý dữ liệu, nhất là với doanh nghiệp. 

– Khả năng thiệt hại khá lớn nếu như xảy ra lỗi trong hệ thống

– Hiện chưa có tiêu chuẩn chung cho hệ thống IoT nên các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau khó giao tiếp với nhau. 

IoT được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống

Những ví dụ về thiết bị IoT đơn giản mà chúng ta có dễ dàng thấy trong cuộc sống hàng ngày như robot dọn nhà, điều khiển đèn chiếu sáng, bộ hẹn giờ phát nhạc cho đến những thiết bị lớn hơn như ô tô thông minh, nhà thông minh hay thành phố thông minh đều là những ví dụ cho thấy vai trò và cách IoT được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Có thể nói IoT giúp con người sống và làm việc một cách thông minh hơn, kiểm soát thời gian tốt hơn.  

Đối với doanh nghiệp, hệ thống IoT giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình và giảm chi phí lao động, giúp cải thiện dịch vụ và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Chính vì vậy việc IoT sẽ ngày càng phát triển hơn nữa cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin trong tương lai là việc đã được nhiều chuyên gia hàng đầu dự đoán. 

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã mang đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ thống IoT. Hãy liên hệ ngay với DTD Group nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc về vấn đề này nhé.

Leave a comment

Translate »